Trừ cung Giáo thụ là chức quan gì?
Với những ai quan tâm đến chuyện hoàng tộc ở thời phong kiến, hoặc quan tâm đến những bộ phim cổ trang thì cụm từ “Đông cung” hay “Đông cung Thái tử” chắc chẳng mấy xa lạ! Thế còn “Trừ cung” hay “Trữ cung” thì sao, có liên quan gì đến “Đông cung” hay không? Xin mời quý đọc giả cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Ở thời phong kiến, từ khi có lệ đặt Thái tử – là người được chỉ định thừa kế, tiếp quản khi các vị vua, hoàng đế đương thời chẳng may qua đời hoặc thoái vị. Vậy để phân biệt Thái tử với các Hoàng tử khác thì Thái tử sẽ được dời sang ở một nơi đặc biệt gọi là Đông cung – đó là một cung điện được xây dựng nằm ở phía Đông của kinh thành.
Xét theo quan niệm của người phương Đông thì hướng Đông là nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. Nên cung điện Thái tử đặt ở hướng Đông để cầu mong các thế hệ sau được ngày càng mở mang, thịnh vượng. Còn nếu xét về ý nghĩa thực tiễn thì Thái tử là người được chỉ định thừa kế ngôi vị tối cao nên từ xa xưa người ta còn gọi Thái tử là “Trữ quân” (Trữ: cất giữ; quân: chỉ một người con trai). Vậy nên Thái tử đôi khi còn được gọi là “Trữ quân”; mà trong chữ Hán thì “Trữ” cũng còn được đọc là “Trừ”. Do đó thay vì nói “Đông cung” thì người ta cũng có thể nói là “Trữ cung” hoặc “Trừ cung”… đều là nơi ở dành riêng cho Thái tử.
Giáo thụ: Thầy dạy học thời phong kiến
Vậy Trừ cung Giáo thụ là thầy dạy Thái tử.