Phương Thiên Họa Kích – Kích Lữ Bố

     Kích là binh khí dài gồm hai phần chính là cán kích và đầu kích. Cán được làm bằng gỗ cứng hoặc đúc bằng kim loại. Đầu kích có một mũi nhọn ở giữa giống ngọn thương (giáo), hai bên là hai vành đao lưỡi liềm quay lưng vào nhau; nếu chỉ có mũi nhọn với một vành đao thì gọi là Bán thiên kích.

     Vì kích có phần đầu phức tạp và nặng hơn thương nên khó tập luyện, thường chỉ dành cho những người có võ công cao cường. Xét về phương thức chiến đấu thì trên chiến trường xưa xuất hiện thêm loại đoản kích. Đoản kích có cán ngắn thường được sử dụng một cặp nên có khi gọi là Song kích thường dùng cho bộ binh. Võ tướng bộ binh mạnh nhất của Tào Tháo là Điển Vi sử dụng đôi đoản có tên Thiết Kích có khả năng “ra vào” chốn đông người dễ như không. Trong bài này mình xin nói về Kích ở mức độ phổ biến hơn, tức là trường Kích.

     Kích phù hợp với kỵ binh và thường được các dũng tướng sử dụng khi giao đấu trên lưng ngựa. Ngoài việc đâm giống như thương thì kích lợi hại hơn ở chỗ có thể móc, giật người hoặc vũ khí đối phương và đặc biệt có thể móc, cắt được chân ngựa, điều mà ngọn thương không làm được.

Kích Lữ Bố - Lã Ôn hầu

Tranh vẽ Lã Ôn hầu – Lã Bố trên trang Wikipedia

     Trong thực tế thì kích không phải là vũ khí đáng sợ nhất nhưng nó thuộc về nhân vật đáng sợ nhất: Lữ Phụng Tiên – Lữ Bố – Một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa.

Phương thiên họa kích

Tạo hình Lữ Bố cùng ngựa Xích Thố và Phương Thiên Họa Kích

     Thanh kích nổi tiếng nhất trong lịch sử chắc chắn là thanh Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố. Chữ “Họa Kích” ở đây có nghĩa là cây Kích gây tại họa cho quân địch, có điều thanh kích này là Full Kích (hai vành đao) hay A Half Kích (Một vành đao – Bán thiên kích) thì nhiều người còn chưa tỏ. Trong tạo hình nhân vật Lữ Bố trên phim Tân Tam Quốc thì thanh kích này có một vành đao, còn hình vẽ Lã Phụng Tiên – Lã Bố (Lã = Lữ) trên trang Wikipedia thì Phương Thiên Họa Kích có hai vành đao hình bán nguyệt.

     Cùng với ngựa Xích Thố thì Phương Thiên Họa Kích đã nâng tầm Lữ Bố lên một bực so với các mãnh tướng cùng thời khác để rồi giang hồ tôn ông danh xưng Chiến thần Lữ Bố.

 

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *