Song Phủ (Búa – Rìu)

     Phủ (Búa – Rìu): là loại vũ khí gần giống với rìu chặt cây của tiều phu. Gồm hai phần chính là cán và lưỡi. Ngày xưa, núi rừng rậm rạp hoang vu, nhiều thú dữ, một mặt trên đường đi còn khả năng gặp phải cướp nên có lẽ Phủ được các tiều phu dùng làm công cụ lao động vừa làm vũ khí chiến đấu.

     Võ thuật cổ truyền Việt Nam xuất hiện binh khí Phủ theo nhiều biến thể về hình dạng cũng như cách đánh, đánh đơn phủ hoặc song phủ. Bây giờ nhiều bài võ đã bị thất truyền hoặc gần bị thất truyền nên trong võ thuật hiện đại ít thấy người sử dụng Phủ.

     Trong truyện Thủy Hử bên Tàu thì Hắc Toàn Phong (Cơn Lốc Đen) Lý Quỳ dùng song Phủ to gọi là “bản phủ” tương truyền nặng 80 cân gần bằng “Thanh long yển nguyệt đao” huyền thoại nặng 82 cân của Quan Công trước đó khiến kẻ thù khiếp đảm.

Bản phủ Lý Quỳ

Song phủ của Hắc Toàn Phong – Lý Quỳ trên màn ảnh.

     Phủ thường có cán ngắn nên xỏ vào thắt lưng rất tiện hoặc có thể bỏ vào gùi mang đi rất ngụy trang. Vì đặc điểm linh hoạt này mà Phủ thích hợp với lối đánh thấp, cận chiến, trên bộ. Chiêu thức đơn giản nên người sử dụng phải có sức lực hơn người, đánh nhanh, thân pháp cực kỳ mau lẹ.

     Phủ có từ rất lâu đời, năm 1972 ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) đào được một cây Phủ đời nhà Thương (cách đây hơn 3.000 năm) còn ở tỉnh Thiểm Tây cũng đào được một cây đời Tần (cách đây hơn 2.000 năm) được đúc và trang trí hoa văn khá tinh xảo.

2 Comments