Bảo trượng – Nguyệt nha sản
Nguyệt nha sản: Binh khí cổ có xuất xứ từ dòng võ Trung Hoa. Tương truyền khi xưa thời buổi loạn lạc, giặc giã, cướp bóc hoành hành, người với người chém giết nhau như giết con gà con lợn. Khi đó các nhà sư Trung Quốc thường mang theo bên mình một cái xẻng mỗi khi đi đường hễ nếu gặp xác chết thì chôn cất và làm lễ giúp nạn nhân siêu thoát. Ngoài ra, để đối phó với nạn giặc, cướp hoặc thú dữ thì họ cần một binh khí có độ sát thương cao hơn xẻng. Từ nhu cầu sinh hoạt, tự vệ đó mà họ nghĩ ra một loại binh khí mới lạ là cây Nguyệt nha sản.
Bảo trượng – Nguyệt nha sản
Nguyệt nha sản có hai đầu: sản (xẻng) và nguyệt nha (trăng khuyết giống chiếc răng). Đầu gắn lưỡi xẻng ngoài là công cụ lao động thì dùng để đỡ – gạt, đập, tấn công rất hiệu quả. Đầu còn lại là một lưỡi đao sắt được uốn cong theo hình trăng khuyết gọi là nguyệt nha. Đầu này ngoài gạt – đỡ – tém còn có khả năng cắt – đâm vào cổ họng đối phương. Với độ sắc nhọn thì đầu nguyệt nha có tính sát thương rất cao.
Nguyệt nha sản là binh khí dài và khá nặng, đòn đánh đầy uy lực. Người dùng Nguyệt nha sản lấy cung tròn làm chủ, bộ pháp vững chãi, ra đòn mạnh mẽ bao vây công phá đối thủ từ mọi hướng vừa phòng thủ vừa tấn công đánh dạt đối phương ra xa, thích hợp chiến đấu đông người trong một khoảng không gian lớn áp chế đối thủ. Nói chung là gánh cả team luôn …
Đây là binh khí tương đối khó, đòi hỏi người tập có sức khỏe bền bỉ, thân pháp linh hoạt. Người có trình độ võ thuật tương đối khá mới luyện được binh khí này.
Hoa Hòa thượng Lỗ Trí Thâm giải cứu Lâm Xung.
Trong tiểu thuyết hay trên màn ảnh thì chúng ta biết đến binh khí này qua hình ảnh Sa Ngộ Tịnh – Sa Tăng (chữ Tăng do Ngộ Không thấy ông giống thầy Chùa mà đặt cho) trong Tây Du Ký hay là Hoa Hòa Thượng (Hòa thượng xăm mình) – Lỗ Trí Thâm. Họ đều là những người cao to lực lưỡng. Sa Tăng ngoài bảo vệ Sư phụ Đường Tăng còn được giao gánh hành lý; còn Trí Thâm thì sức khỏe nhổ bật gốc bạch dương, bảo trượng (Nguyệt nha sản) của ông nặng một người vác.